Liên minh châu Âu ( EU ) là tập hợp lãnh thổ của các quốc gia thành viên nhưng bên cạnh đó cũng có những ngoại lệ, mặt khác phong năng hiện là vấn đề chung mang tầm vĩ mô với khối EU. Quần đảo Faroe của Đan Mạch là một bộ phận lãnh thổ của châu Âu nhưng không nằm trong lãnh thổ của Liên minh châu Âu hay đảo Síp, thành viên Liên minh châu Âu thường được xem là một phần của châu Á vì gần Thổ Nhĩ Kỳ hơn châu Âu lục địa. Một số vùng lãnh thổ khác nằm ngoài châu Âu và cũng không thuộc lãnh thổ của Liên minh châu Âu như hai lãnh thổ Greenland và Aruba. Tại Việt Nam đã diễn ra buổi tọa đàm: Châu Âu – Miền đất hứa cũng đang được sự quan tâm của đông đảo mọi người dân Việt.
https://fgvisa.vn/su-kien-first-global-visa/toa-dam-chau-au-mien-dat-hua
Phong Năng – Hướng Nhìn Của Chuyên Gia

Năng lượng thân thiện với môi trường
Sự tăng trưởng công suất và việc sử dụng những tua – bin gió tiên tiến được tiếp tục đẩy mạnh
Hướng Tăng Trưởng Của Phong Năng
Phong năng chiếm đến 14% tổng lượng điện năng của EU vào năm ngoái, theo số liệu công bố vào thứ Năm bởi cơ quan thương mai phong năng của khu vực – WindEurope. Tổng công suất mới tăng thêm 11,7 gigawatt ( GW ), gồm 2,65 GW từ các cơ sở phong năng ngoài khơi.
Sự tăng trưởng công suất và việc sử dụng những tua – bin gió tiên tiến được tiếp tục đẩy mạnh cho nguồn năng lượng này dần chiếm lĩnh thị trường năng lượng tại châu Âu với đến 178,8 GW công suất vào cuối 2018.
Dựa theo báo cáo “Phong năng tại châu Âu 2018” của WindEurope đã công bố vào thứ Năm, năng lượng điện gió chiếm đến 49% trong số những dạng năng lượng sử dụng tại châu Âu tại 2018. Phần năng lượng bổ sung ròng, bao gồm phần công suất 400 megawatts ( MW ) vốn đã bị loại bỏ từ 2018, giúp tăng lên thêm 11,3 GW.
Hiện tại, phong năng cung cấp đến 14% điện năng cho EU, tăng thêm 12% chỉ trong một năm”, theo CEO của WindEurope – Giles Dickson: “Ngày càng có nhiều cá nhân và doanh nghiệp đang được hưởng lợi ích từ năng lượng sạch và giá rẻ mà phong năng mang lại. Thế nhưng, đằng sau vẻ ngoài tích cực đó đang tiềm ẩn nhiều vấn đề nhức nhối. Năm ngoái là năm tồi tệ nhất cho những cơ sở điện gió kể từ 2011. Trong năm ngoái, tron 12 nước EU, không một quốc gia nào xây tua-bin gió nào cả”.
Công suất năng lượng ở Đức vào năm 2018 bị giảm đi hơn một nửa do các cuộc đấu giá “tổ chức kém” – vốn đã được WindEurope tin tưởng là đã được “gỡ rối” – và các vấn đề về cấp phép & vốn được nhấn mạnh tại các cuộc đấu thầu về điện gió đất liền gần đây nhất, hiện vẫn còn tiếp diễn và không có chút giải pháp khả quan.
“Đây là cuộc đấu thầu phong năng đất liền lần thứ 3 liên tiếp của Đức bị bỏ ngõ” – Giles Dickson đã phát biểu về cuộc đấu thầu. “Hiển nhiên rằng càng lúc càng khó để có thể xin giấy phép. Thậm chí nếu giấy phép được cấp, chúng có thể bị vướng vào các cuộc tranh chấp pháp lý, làm đội giá lên cao”.
Mặt Khó Khăn Của Các Nước Trong Tiến Trình Phát Triển Thị Trường Công Năng
13 GW là phong năng đất liền & 4,2 GW là ngoài khơi, nhiều hơn năm 2017 45% – năng lượng tự nhiên
“Chúng tôi hi vọng rằng vấn đề này của nước Đức sẽ thay đổi tích cực” – phát ngôn viên Andrew Canning của WindEurope phản hồi về yêu cầu bình luận của tôi. “Nguyên nhân của vấn đề đã được làm rõ. Chúng tôi hiện đang trông chờ chính quyền liên bang và Chính phủ nhanh chóng hành động giải quyết chúng”.
Anh quốc cũng “đóng góp” không nhỏ cho việc phân khúc thị trường điện gió đất liền ngày càng mờ nhạt tại EU, chủ yếu là do gánh nặng bủa vây từ cuộc Brexit đầy khủng hoảng và thiếu tổ chức, ngăn chặn việc điện gió đất liền có cơ hội cạnh tranh với kế hoạch Thương Vụ tạo Khác Biệt được chống lưng bởi chính phủ, khiến cho con số các cơ sở gió đất liền giảm mạnh đi gần 80%.

Đóng góp đáng kể vào tổng sản lượng điện quốc gia
Tuy nhiên, còn một vấn đề không nhỏ nữa là Đức và Anh lại là 2 quốc gia sở hữu và lắp đặt phong năng lớn nhất, trong đó Đức chiếm đến 29% những cơ sở phong năng mới, mặc dù số lượng những trại điện gió của chính nước này đã giảm 49%. Anh quốc chiếm đến 16%.
Phong năng hiện chiếm đến 14% tổng sản lượng điện của Liên minh châu Âu, trong đó Đan Mạch sở hữu lượng phong năng cao nhất vào năm 2018 với tỉ lệ 41%, theo sau đó là Ireland với 28% và Bồ Đào Nha với 24%.
Trong đó 13 GW là phong năng đất liền và 4,2 GW là ngoài khơi – nhiều hơn năm 2017 45%, nhưng chỉ nhiều hơn 20% về khoản tiền đã đầu tư được, nhấn mạnh một sự thật rằng chi phí phong năng đang giảm mạnh.
“Đầu tư vào gia tăng công suất trong tương lai khá là tích cực vào năm ngoái nhờ vào Anh, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, và cũng nhờ vào việc mở rộng phát triển phong năng ngoài khơi”, theo Dickson. “Nhưng tầm nhìn cho các cuộc đầu tư mới là không khả quan. Đang có tồn tại những vấn đề vĩ mô về cấp giấy phép, đặc biệt tại Đức và Pháp.
“Thế nhưng, bản nháp của kế hoạch thiếu nhiều thứ quan trọng như: phạm vi chính sách, mức độ đấu thầu, đơn giản hoá việc cấp phép và dời bỏ các rào cản đầu tư phong năng, và phương pháp mở rộng mạng lưới. Chính phủ các nước cần phải xử lý những vấn đề này trước khi họ có thể chốt Kế hoạch trong năm nay”.
Bạn có thể xem bài viết khác về châu Âu trong việc tích hợp năng lượng tái tạo
Về Khía Cạnh Đối Ngoại
Các quốc gia thành viên tập hợp lại như một khối thống nhất trong việc thương lượng các vấn đề thương mại quốc tế theo Chính sách thương mại chung

Năng lượng tái sinh đang trở thành một xu thế chủ đạo trên thế giới
28/6/2016, EU công bố chiến lược toàn cầu với tiêu đề: “Tầm nhìn chung, hành động chung: một châu Âu hùng mạnh hơn”. Chiến lược xác định đảm bảo an ninh của Liên minh, ứng phó hiệu quả với chủ nghĩa khủng bố, các mối đe dọa hỗn hợp, bất ổn kinh tế, biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, hỗ trợ, củng cố thể chế nhà nước và xã hội tại các khu vực giáp ranh châu Âu, tiếp cận một cách tổng thể để giải quyết khủng hoảng và xung đột, thúc đẩy các cơ chế hợp tác liên khu vực, thúc đẩy một trật tự thế giới dựa trên luật pháp quốc tế và chủ nghĩa đa phương với Liên hợp quốc là trung tâm. Tình hình định cư tại các quốc gia thuộc Liên Minh châu Âu đang rất được quan tâm, trong đó có Bulgaria đang được các nhà đầu tư nhập cuộc. Chương trình định cư Bulgaria cùng FGV