Hiện nay, mỗi công ty đều chọn một loại đồng phục bảo hộ lao động khác nhau phù hợp với tính chất riêng của từng công việc cũng như thể hiện được ý nghĩa của thương hiệu doanh nghiệp. Tuy nhiên do tính chất đặc thù của công việc nên việc lựa chọn loại vải cho đồng phục bảo hộ lao động càng được các doanh nghiệp chú ý hơn. Bài viết dưới đây là tổng hợp những chia sẻ của Faslink về những lưu ý khi chọn vải may đồng phục bảo hộ lao động.
Vai Trò Của Đồng Phục Bảo Hộ Lao Động.
Đồng phục bảo hộ lao động là trang phục không thể thiếu đối với những người lao động. Đặc biệt là các công nhân làm việc trong các môi trường rủi ro, nhiều nguy hiểm như công nhân điện, nhân viên vận hành máy, nhân viên sửa chữa máy, nhân viên thí nghiệm, xây lắp các công trình, hãy leo trèo.
Đồng phục bảo hộ giúp bảo vệ con người khỏi những hiểm hoạ, rủi ro
Đồng phục bảo hộ lao động giúp bảo vệ con người khỏi những hiểm hoạ, rủi ro gây ra từ tai nạn nghề nghiệp. Ngoài ra, đây để xem như là đồng phục lao động nên mang đến sự gần gũi, gắn bó của mỗi người trong ngành, giúp họ có tinh thần trách nhiệm và cảm giác thoải mái khi làm việc. Đối với những người làm việc cho doanh nghiệp lớn sẽ làm họ tự hào và hãnh diện khi khoác lên mình bộ trang phục của đơn vị mình làm việc.
Cách Chọn Vải May Đồng Phục Bảo Hộ Lao Động
Đồng phục bảo hộ rất quan trọng cho con người trong quá trình lao động, sản xuất. Việc chọn vải không chỉ mang đến sự an toàn mà còn đảm bảo được sự thoải mái, dễ chịu và đảm bảo thẩm mỹ cho người mặc. Có rất nhiều loại chất liệu để may đồng phục bảo hộ lao động. Tuy nhiên, có 3 loại vải mà Faslink khuyên bạn nên sử dụng để đem lại bộ trang phục tốt nhất cho doanh nghiệp mình.
Vải Kaki Liên Doanh
Một trong những chất liệu vải kaki được ưa chuộng để may đồng phục bảo hộ lao động hiện nay là Kaki liên doanh. Ưu điểm của loại vải này là dày, bề mặt và kết cấu chắc chắn, không bị nhàu, không xổ lông và màu sắc bền bỉ. Tuy dày nhưng đây là loại vải mang đến cảm giác thoải mái, dễ dàng vận động, di chuyển, thoáng mát và thấm mồ hôi khi mặc. Ngoài ra, một ưu điểm mà loại vải này mang đến là giá cả. Chi phí bỏ ra cho một bộ trang phục bảo hộ lao động làm từ chất liệu này chỉ từ 120.000đ đến 270.000 đồng.
Kaki liên doanh được doanh nghiệp lựa chọn nhờ ưu điển về giá
Vải Kaki Tĩnh Điện
Với đặc tính chống tĩnh điện, vải Kaki tĩnh điện hay còn gọi là vải phòng sạch. Đây là loại vải dùng phổ biến cho nhân viên các lĩnh vực như sửa điện, bảo trì vận hành máy móc, công nhân tại các công trường và kể cả công sở. Vải Kaki tĩnh điện có 2 loại chính là có độ co giãn và không co giãn.
Ưu điểm của vải này là cứng và dày hơn các chất liệu vải khác nên ít nhăn, không nhàu nát và dễ làm sạch. Như kaki liên doanh thì vải phòng sạch cũng có độ bền màu cao dù bị cọ xát, chà khi giặt. Chi phí cho mỗi bộ bảo hộ lao động bằng vải phòng sạch từ 120.000₫ đến 195.000₫.
Vải Pangrim Neotex.
Vải Pangrim Neotex có xuất xứ từ Hàn Quốc. Đây là một trong những loại vải may đồng phục bảo hộ lao động hot và được yêu thích hiện nay tại Việt Nam. Đây là loại vải có khả năng hút ẩm tốt, thấm hút mồ hôi nhanh, mang lại cảm giác thoải mái, mát mẻ cho người sử dụng.
Vải Pangrim Neotex còn sở hữu ưu điểm vượt trội như mềm mịn, không bị xổ lông, không bám bụi, độ đàn hồi cao và bền màu. Chi phí cho mỗi bộ trang phục lao động làm từ vải này từ 150.000₫ đến 280.000₫.
Vải Pangrim Neotex sở hữu ưu điểm vượt trội về độ đàn hồi cao và bền màu
Ngoài chất liệu vải thì bạn cũng nên lưu ý về các yếu tố như màu sắc, kích thước, kiểu dáng phù hợp với lĩnh vực hoạt động và môi trường làm việc của doanh nghiệp. Khi chọn đơn vị may bạn nên tìm đến các đơn vị uy tín , có thương hiệu để đảm bảo chất lượng tốt nhất cũng như mức giá hợp lý nhất.
Hiện nay, công ty Cổ phần Kết Nối Thời Trang Faslink là đơn vị đang được các doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn bởi 10 năm kinh nghiệm trong ngành may mặc đồng thời mỗi mẫu thiết kế đều đạt các tiêu chí thẩm mỹ, chất lượng và an toàn với người dùng. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tính chất từng loại vải từ đó lựa chọn được loại vải phù hợp với đồng phục bảo hộ lao động cho doanh nghiệp của mình.
>> Xem thêm: Cùng Faslink khám phá câu chuyện thời trang “Xanh”