Hiện nay, nhu cầu được du học Mỹ của các bạn trẻ Việt Nam vẫn luôn tăng theo từng năm. Nguyên nhân là do hệ thống giáo dục ở Mỹ ở một trong những hệ thống giáo dục tốt nhất thế giới, đào tạo những kiến thức tiến bộ, thực tiễn. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ mang đến bạn những thông tin tổng quan về hồ sơ cần chuẩn bị dành cho những bạn đang ấp ủ ước mơ được học tập tại Mỹ. Mời bạn theo dõi nhé.
Du học Mỹ luôn là điểm đến hàng đâu cho các sinh viên quốc tế
Thời Hạn Nhập Học Ở Các Trường Đại Học
Hầu hết trường đại học ở Mỹ đều yêu cầu học sinh quốc tế phải có các chứng chỉ tiếng Anh chuẩn hóa quốc tế về khả năng sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai. Đó là TOEFL (Test of English as a Foreign Language) hoặc IELTS (International English Language Testing System) và bài SAT (Scholastic Aptitude Test) cho đối tượng sinh viên đại học hoặc GRE (Graduate Record Examination) cho sinh viên sau đại học.
Bạn nên đặt mục tiêu hoàn thành các bài kiểm tra này trước ít nhất một năm khi muốn bắt đầu học đại học, thường là vào tháng 8 hàng năm. Thông thường, thời hạn nộp hồ sơ sớm của các trường hàng đầu thường là 10 tháng trước khi khóa học bắt đầu: giữa tháng 10 hoặc đầu tháng 11. Nếu bạn được nhận vào trường trong kỳ nộp hồ sơ sớm, bạn buộc phải theo học trường này. Vì vậy, bạn chỉ nên chuẩn bị cho kỳ nộp hồ sơ sớm cho một ngôi trường thật sự mong muốn được theo học.
Đối với các trường đại học khác, thời hạn nộp đơn thường là vào tháng 1, tức 7 tháng trước khi bạn bắt đầu nhập học đại học, tuy nhiên thời hạn nộp đơn trễ nhất là vào tháng ba. Khi đăng ký, chi phí trung bình của một bộ hồ sơ nhập học là 41 USD bao gồm mẫu đơn đăng ký, bài tiểu luận cá nhân, tài liệu tham khảo, bảng điểm thành tích học tập, kết quả SAT và bản báo cáo tình hình tài chính.
Hỗ Trợ Tài Các Trường Đại Học
Các trường đại học Mỹ cung cấp hai loại tài trợ: hỗ trợ tài chính (dành cho các học sinh đủ điều kiện) và học bổng (dành cho những người có thành tích xuất sắc trong học tập). Phần lớn các tài trợ này được dành cho sinh viên trong nước, còn với các ứng viên quốc tế thì sự cạnh tranh khá cao. Tuy nhiên, thông thường hỗ trợ tài chính phổ biến hơn với các du học sinh quốc tế sau năm đầu tiên học tại trường vì các bạn sẽ cố gắng đạt được để đảm bảo chi phí học tập. Hỗ trợ tài chính hiếm khi chi trả toàn bộ học phí và có thể bắt buộc sinh viên phải làm việc cho trường đại học như một phần của thỏa thuận tài trợ.
Đối với học bổng dựa trên thành tích, điểm trung bình học tập (GPA) của bạn và kết quả các bài kiểm tra cần phải thật sự vượt trội so với thang điểm trung bình. Hỗ trợ tài chính dựa trên nhu cầu sẽ tính đến khả năng chi trả học phí của bạn và gia đình bạn. Ở một số trường đại học, các hỗ trợ tài chính tài trợ mọi chi phí và học phí mà gia đình bạn không thể chi trả. Trường chỉ xem xét thêm việc cấp các khoản tài trợ này sau khi bạn đã được chấp nhận vào học tại trường. Theo thống kê từ IDP – một trong những trung tâm tư vấn du học uy tín hàng đầu tại Việt Nam hiện nay – thì những trường đại học này bao gồm Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Đại học Harvard, Đại học Princeton, Đại học Yale, Đại học Dartmouth và Cao đẳng Amherst.
=>> Xem thêm: Top 10 trường đại học Mỹ hàng đầu theo bảng xếp hạng QS 2019
Các trường đại học Mỹ cung cấp hai loại tài trợ: hỗ trợ tài chính và học bổng
Visa Du Học Mỹ
Có ba loại thị thực cho sinh viên quốc tế tại Mỹ:
– VisaF1 được cấp cho các sinh viên theo học các chương trình chính quy.
– Visa J1 dành cho các cá nhân tham gia vào các chương trình trao đổi, giao lưu hoặc đào tạo về các chuyên ngành không có ở nước sở tại.
– Visa M1 dành cho các sinh viên du học nghề.
Nếu bạn nộp đơn cho một bằng cấp học thuật hoặc một khóa về ngôn ngữ tiếng Anh, bạn có thể được cấp visa loại F1, loại phổ biến nhất cho sinh viên quốc tế. Với các trường hợp ngoại lệ, bạn sẽ có nghĩa vụ trở về nước trong vòng 60 ngày sau khi hoàn thành văn bằng của bạn. Bạn sẽ phải trả lệ phí xin visa và phải được chấp nhận bởi một trường đại học ở Mỹ khi bạn nộp đơn.
Visa chỉ có giá trị để học tại một trường đại học cụ thể. Vì vậy, để chuyển sang một trường đại học khác, bạn sẽ phải điền nhiều đơn yêu cầu và thực hiện nhiều bước. Bạn sẽ có một cuộc phỏng vấn xin visa và được yêu cầu chứng minh rằng bạn có đủ tiền cho chi phí sinh hoạt của bản thân và bạn có mối quan hệ chặt chẽ với quê hương mình thông qua kết nối gia đình, tài sản, tài khoản ngân hàng hoặc một số phương tiện khác tương tự. Loại visa này cho phép bạn làm việc ở Mỹ trong quá trình học tập.
=>> Xem thêm: Lý do bạn bị từ chối visa du học Mỹ và cách khắc phục
Lưu Ý Từ Chuyên Gia Khi Thị Thực Visa F1
Theo ông Nguyễn Phước Toàn của trung tâm tư vấn du học Mỹ Usis Education:”Một trong những thủ tục cần phải có khi xin visa F-1 là mẫu đơn I-20 của trường, được xem là giấy tờ chứng nhận người nộp hồ sơ đủ điều kiện để theo học tại một cơ sở đào tạo ở Mỹ diện không định cư (F-1)”. Trong đơn I-20 sẽ thể hiện một số thông tin quan trọng như xác nhận rằng bạn đã trúng tuyển vào học tại trường, thông tin ngành học, thời gian diễn ra khóa học, người đứng ra bảo trợ tài chính cho quá trình học và chứng minh tài chính – xác nhận người học có đủ chi phí du học Mỹ.”
Đơn I-20 từ trường Đại học sẽ là tấm vé để bạn đặt chân đến các trường đại học ở Mỹ
=>> Xem thêm: Có nên tự nộp hồ sơ thị thực Visa du học Mỹ?
Cùng với đó, ông Toàn còn nói thêm:”Nếu bạn đi du học theo dạng người thân bảo lãnh, người thân của bạn thường sẽ ký một mẫu đơn “Hồ sơ tài trợ” (Affadavit of support) do trường cung cấp để xác nhận rằng họ sẽ chịu trách nhiệm chi trả cho các khoản phí (học phí, lệ phí, chi phí sinh hoạt và các phí phát sinh khác) trong suốt quá trình học. Tiếp đến, người thân của bạn phải chứng minh được nguồn tài chính của bản thân, mà thông thường là sao kê ngân hàng trong ít nhất 6 tháng (mỗi trường sẽ yêu cầu một thời gian của sao kê khác nhau). Ngoài ra, có một số trường có thể yêu cầu cung cấp sao kê lương hoặc hồ sơ nộp thuế thu nhập cá nhân.”
Cám ơn các bạn đã đọc bài viết này, hi vọng bài viết sẽ mang đến các bạn những thông tin tổng quan nhất về việc chuẩn bị hồ sơ cho việc du học của mình hay con em mình. Mến chúc các bạn luôn thật nhiều sức khỏe, niềm vui và sớm thành công trong quá trình du học của mình nhé.